Trước khi muốn xây dựng một công trình nào đó như trường học, văn phòng làm việc, công ti,…thì ta cần phải qua khâu thiết kế và thực hiện thi công điện nước. Cho nên đây là khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu khi muốn thực hiện một dự án.
Kỹ thuật thi công điện nước
Công tác thi công điện nước muốn đạt hiệu quả tốt cả về mức độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ thì các yếu tố cần thiết là phải có bản vẽ kỹ thuật thiết kế, bố trí thi công hệ thống điện phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn hệ thống.
Để đảm được yếu tố này, trước hết bạn cần chú ý trong việc lựa chọn các đơn vị thi công và thiết kế văn phòng, nhà ở… chuyên nghiệp, uy tín, đội ngũ kiến trúc sư trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn , đảm bảo bản vẽ kỹ thuật, bố trí và thi công điện nước chuẩn, chính xác. Cùng đội thợ thi công có chuyên môn và tay nghề cao để tránh những rủi ro không đáng có khi thi công điện nước.
Để đọc hiểu bản thiết kế và thi công đúng theo yêu cầu mô tả trong bản vẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định. .Khi đã có đội thợ thi công điện nước giỏi và có bản thiết kế sẽ tối ưu được các công đoạn thi công, khắc phục triệt để mọi nhược điểm và đây cũng chính là sơ đồ để căn cứ sau này cần sửa chữa điện và nâng cấp. Khi đó hệ thống điện nước vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm.
Phần kỹ thuật điện nước có liên quan nhiều hạng mục khác như kết cấu, kiến trúc, nội thất, … việc có bản vẽ thiết kế giúp phối hợp với các bộ phận khác trong tổng thể công trình một cách thuận lợi.
Những điểm cần chú ý khi thực hiện thiết kế và thi công điện nước:
Không nên đi dây trực tiếp âm tường, khi khắc phục sự cố sẽ rất phức tạp. Phải lắp đặt ống luồn dây điện
Đối với những vị trí có từ 3 ống luồn dây trở lên thì phải đóng lưới thép chu đáo trước khi thi công trát tường
Những mối nối dây phải nối tại hộp đèn, tủ điện, hộp ổ cắm và hộp công tắc, hoặc tại các vị trí phải dùng đế âm ổ điện bổ làm hộp nối dây điện, không được nối dây trong ống, nối buộc cẩn thận đúng kỹ thuật và được quấn chu đáo bằng băng dính đen chuyên dụng, vì các sự cố thường bắt nguồn từ các vị trí nối, khi đó khắc phục sẽ nhanh gọn và chi phí thấp.
Trước khi lắp đặt điện, kiểm tra dây xem có thông mạch, có bị chập trong quá trình kéo dây không, độ rò rỉ dòng điện …
Khi lắp đặt xong các thiết bị vào tủ điện, tiến hành kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn thiết bị điện.
1. Các bước trong quy trình thi công điện dân dụng
- Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình và biện pháp thi công hệ thống cơ điện cho văn phòng, gia đình trước. Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu và tập trung vào phần thi công mảng điện và nước. Trong phần điện, tổ thi công sẽ tiến hành từng bước thứ tự như sau:
Lắp đặt các đường ống bảo vệ: cho phần dây cáp điện âm tường, đường ống ngầm chạy dưới lòng đất, máng cáp trunking, thang cáp (tray cable, ladder cable…), các ống điện nổi…
- Lắp đặt cáp điện: trực tiếp vào hệ thống đường ống nói trên.
- Lắp đặt tủ điện, bảng điện: thường là tủ điện, bảng điện tổng dẫn vào từng tầng và từng phòng.
- Lắp đặt các thiết bị điện: các loại thiết bị điện và máy móc dùng điện như công tắc đèn, ổ cắm điện, các vật dụng điện tử như tivi, quạt trần, bếp từ, máy rửa bát, quạt trần đẹp, hệ thống đèn chiều sáng…
Thực hiện công tác đấu nối: kiểm tra, nghiệm thu các mối nối, đấu nối điện, thử nghiệm và kiểm tra khả năng vận hành.
Vậy sau đây hãy cùng Fixx24h.com tìm hiểu rõ hơn về các bước trong quy trình thi công hệ thống điện dân dụng nhé.
2. Lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện
Trong quá trình lắp đặt hệ thống bảo vệ đường dây điện, bạn chú ý tuân thủ đúng những quy chuẩn và hướng dẫn thiết kế đã được thống nhất từ trước. Loại ống bảo vệ hiện nay, các kiến trúc sư thường thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn IEC. Ống bảo vệ này phải là loại nhựa dẻo, có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu lực tác động và có thể uốn được một cách dễ dàng.
Thông thường, ta đặt ống âm tường và sàn bê tông. Ở các khu vực thuộc tầng kỹ thuật, ống chạy nổi trên sàn kỹ thuật. Quá trình lắp đặt như sau:
Hệ thống ống đặt trong sàn bê tông được thực hiện ngay sau khi đơn vị xây dựng đan xong lớp sắt sàn: Ở những nơi chỉ có một lớp sắt sàn, ống dẫn sẽ đặt ngay trên lớp sắt, ở vị trí có hai lớp sắt sàn, ống sẽ được đặt giữa hai lớp sắt sàn. Ở những đoạn rẽ, các ống này sẽ được uốn cong bằng lò xo, bán kính ở vào khoảng 6 đến 9 lần đường kính ống, đảm bảo chúng ta có thể dễ dàng kéo dây và thay thế sau này nếu xảy ra sự cố.
Tuyệt đối không dùng các co nối ở những đoạn rẽ: vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kéo dây do khúc rẽ quá gắt. Ở các đoạn rẽ phân từ 3 nhánh dây trở lên nên được thực hiện trong các hộp.
Các ống chờ đầu kéo dây phải được bọc kín: tránh vật lạ lọt vào trong và gặp khó khăn trong việc kéo dây sau này.
3. Lắp đặt cáp điện
Ngay sau khi hoàn thành công đoạn lắp hệ thống ông và hộp nối, bước tiếp theo chúng ta tiến hàng lắp đặt cáp. Công đoạn này hết sức quan trọng nên cần được thực hiện một cách cẩn thận cùng đội ngũ công nhân tay nghề cao đảm bảo sao cho hệ dây được lắp đặt đơn giản, dễ dàng sửa chữa, thay thế . Nếu không việc sửa chữa sau nầy sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số chi tiết sau:
Số lượng dây chỉ nên chiếm <40% tiết diện ống: Việc này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay thế sau này. Các dây nên được phân phối đúng khu vực, đúng bảng màu trong thiết kế.
Lắp đặt dây theo đúng thứ tự, vị trí trong sơ đồ các tủ phân phối điện: Các mối nối nên thực hiện trong các hộp cắm hoặc hộp máng đèn. Không nối dây trong ống, tránh xảy ra các sự cố về điện như chập điện, cũng như giúp dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế.
Tiêu chuẩn đầu cáp nối: có đường kính phù hợp với tiết diện dây, cáp điện đấu nối vào các thiết bị. các mối nối này phải đảm bảo cách điện toàn hệ thống, không trùng trên các mặt cắt, khoảng cách các tuyến dây hợp lý, không gây vướng víu, điện trở cách điện phải đạt yêu cầu theo TCVN.
Đường dây cáp đi phải chắc chắn: cáp đi ngầm phải có độ sâu tối thiểu 800mm, luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ, mật độ dây đi trong ống và máng phải <40% để dây tản nhiệt tốt, không bị ảnh hưởng bởi các phương tiện lưu thông bên trên.
4. Lắp đặt tủ điện, bảng điện
Các tủ điện, bảng điện thường là các loại tủ có bệ đỡ và có thể gắn được trên tường. Công tác lắp đặt các tủ và bảng này phải phối hợp với công tác xây dựng, ngay trước khi hoàn thiện phần tường, vì lúc này chúng ta mới có thể xác định được vị trí các thanh sắt, tắc-kê để lắp tủ.
Nắn bảng tên của các nhánh ra từ tủ: để tiện cho việc kiểm tra và bảo dưỡng sau này.
Các thiết bị bên trong tủ: phải được lắp đặt bởi đội ngũ công nhan tay nghề cao. Kích thước và chi tiết các thiết bị bên trong sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư trong bản vẽ để họ tiến hành sản xuất, lắp đặt cũng như có thể tư vấn giám sát việc thi công sau này. Tủ sẽ được thiết kế, lắp đặt theo đúng quy định và đáp ứng được tiêu chuẩn IEC.
Thời điểm lắp đặt tủ: ngay sau khi hoàn thành lớp sơn nước một.
Dây tiếp đất: được rải từ vị trí đặt tủ phân phối đến cọc tiếp đất. Hệ thống cọc tiếp đất được lắp ngay sau khi san lấp xong nền, đáp ứng các số đo điện trở quy định trong thiết kế và quy phạm.
Dùng đầu cốt cáp để đấu nối: sau khi tủ và bảng điện được đưa vào vị trí đấu nối giữa dây tiếp đất và thanh cái tiếp đất.
5. Lắp đặt các thiết bị điện
Các thiết bị có sử dụng điện năng ở đây bao gồm:
Dây điện, ap-to-mat, công tắc: phải đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại được yêu cầu trong bản thiết kế và đúng theo êu cầu của chủ đầu tư.
Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm: được lắp thời điệm sau khi kéo dây và lớp sơn công trình đã hoàn thiện.
Hệ thống dây dẫn và thiết bị điện: nguyên lý lắp đặt tuân thủ quy trình quy phạm kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế để phối hợp đúng tiến độ với phần xây dựng.
Vị trí hộp điện, hộp chờ: phải lắp đặt chính xác cả về vị trí lẫn độ cao, theo đúng tuyến và phải có độ chắc chắn. Các đầu dây chờ phải có dấu phân biệt, tránh lẫn lộn.
Tiến hành thử xông điện, và hoạt động của hệ thống: ngay khi đã lắp đặt đủ các thiết bị điện, nếu chưa đạt yêu cầu, kiểm tra và sửa đổi kịp thời trước khi bàn giao để đưa vào sử dụng.
6. Thực hiện công tác đầu nối, kiểm tra
Công tác đấu nối, kiểm tra và nghiệm thu cần phải được thực hiện bởi một đội ngũ nhân công lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. Một số điểm cần chú ý thực hiện nghiệm thu thật kỹ:
Các đầu ruột cáp được bấm đầu cốt: ngay từ trước khi lắp đặt vào điểm nối của thiết bị, các đầu ruột cáp phải được bấm đầu cốt, trừ các trường hợp kết cấu điểm nối tại thiết bị có công suất nhỏ.
Trước khi tiến hành đấu nối: phải kiểm tra cẩn thận sơ đồ đấu nối, hiệu điện thế sử dụng của thiết bị được mô tả trong catalogue hoặc trên tem nhãn.
Gắn mã số thiết bị: cho hộp nối, đèn chiếu sáng, quạt, máy lạnh, cần đèn, trụ đèn…tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng sau này.
Lưu ý:
Khi lắp đặt ống đi ngầm: nên lắp đặt sửa khi xây tường 5 ngày, để tường đủ độ cứng, không bị nứt khi đục tường, và chỉ nên đục sau khi cắt tường. Ở các vị trí phải cắt ống và nối, đầu cắt cần được làm trơn để tránh gây xước dây. Khoảng cách giữa 2 khớp nối >50mm so với khoảng giữa ống và >25mm ở đoạn cuối ống. Nên được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi được cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.
Ống đi nổi trên tầng kỹ thuật, trong hộp kỹ thuật: phải được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp nên >1200mm. Khoan các vít và tắc kê để gắn kẹp ống bằng khoan điện.
Tiêu chuẩn đi ống điện âm sàn: ống đi trong tường nên đi theo phương song song, có đoạn cuối là hộp chứa công tắc, ổ cắm. Cố định ống với hộp bằng khớp nối vặn, hộp đèn đi âm trong sàn cần nhét giấy, xốp và quấn băng keo phủ kín, để tránh lọt vữa vào. Ống nối phải cách ván khuôn >7mm, tránh bị rạn chân chim trần.
Dùng ống cân nước để xác định vị trí và cao độ cho hộp đèn, hộp công tắc: đảm bảo các hộp sau khi lắp đặt không bị nghiêng, lệch.
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO TRÌ FIXX24H
Địa chỉ: 735 Quang Trung, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
Phone: 0967 687 665 - 0967 687 665